Đâu phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được sự tín nhiệm? Kể cả khi bạn giỏi, việc ấy sẽ rất xa vời vì….những người trả tiền họ đều là con người cả thôi!
Trong đoạn video này, bạn sẽ nhận thấy sự ganh tị & biểu hiện khi bạn quá “giỏi”
Sự ganh ghét của các “ma cũ”
Chả mấy khi bạn là người mới mà được thích, được mến. Vì nếu bạn vừa vào và nhảy tơn tơn bảo rằng: “Tôi làm được hết!”. Oops! Đây là một lỗi nghiêm trọng trong tâm lý của những nhân viên cũ. Ngay cả khi bạn giỏi, hãy cố tỏ ra mình ngu xuẩn, làm việc ở mức độ vừa phải.
P/s: ở mức thử việc, bạn đừng bao giờ mong đợi sự thăng tiến! Vì đây chỉ là những bước đệm để bạn tiếp cận, làm quen với công ty mà thôi!.
Chẳng ai muốn bị cướp đi miếng ăn – triết lý này khá chuẩn! Vì chính bạn cũng cần miếng ăn! Nếu bạn là một NHÂN TÀI, hãy cố tỏ ra mình chẳng biết gì. Tìm hiểu tất cả những người trong công ty đó, họ có tính cách thế nào? Tại sao họ lại làm được điều đó? Họ thích gì….Hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ những gì ảnh hưởng từ họ đến bạn.
Sự đè bẹp nhân tài
Nói mấy nhân viên là một chuyện. Bạn có muốn nhân viên mình giỏi hơn mình một cách thô lỗ? Họ sẽ bảo rằng: “Tôi giỏi hơn cả sếp!”. Bạn chắc chắn sẽ vô cùng bực dọc phải không nào? Đừng nói không! Vì tôi biết rằng đến khi bạn gặp điều đó thì bạn sẽ tự khơi cái tôi của mình lên thôi!
Đối với các ông sếp, đến cả ông Phạm Nhật Vượng thì cũng chẳng có lòng từ bi, hỉ xã như đức Phật được. Bạn cần hiểu điều đó! Chính vì vậy….
Giải quyết thế nào?
Các bước sau là những kinh nghiệm mà Huy đã trải qua sau 9 công ty:
- Bước 1: Hãy vào xin việc một cách ngu ngốc. Ngu đến nỗi sếp chẳng cần bạn. Nếu bạn có nguy cơ bị đuổi, hãy cố gắng tìm cách để vào công ty ở ngưỡng “sắp rớt”. Làm điều này để làm gì? Vì trong công ty, người phỏng vấn bạn đa phần sẽ là sếp & nhân sự, họ là những người trả tiền và nắm rõ bạn là ai. Đừng show quá nhiều!

- Bước 2: Bước vào công ty, việc quan trọng nhất là làm quen với tất cả mọi người. Với Huy, việc vào công ty có vô vàn mục đích:
- Tìm nhân tài
- Học hỏi
- Tìm hiểu tính cách mọi người
- Xem cách hoạt động công ty
- Tiềm năng mà công ty đó mang lại
- Bước 3: Qua vài tuần, hãy cố gắng hỏi han thật nhiều như thể bạn chưa biết gì. Điều này sẽ giúp bạn kết nối với các nhân viên khác. Giúp bạn tăng được sức mạnh & sự cộng hưởng trong công ty. Trong tâm lý học, bạn sẽ biết được nó như sự “thể hiện của người giỏi”. Ai cũng muốn thể hiện mình giỏi, và họ luôn cần nó. Bạn tha hồ điều chỉnh cảm xúc của họ như một khách hàng.
- Bước 4: Khoan hãy đến bước chứng tỏ. Lúc này, khi đã có sự tín nhiệm của các nhân viên trong công ty. Bạn hãy cố gắng làm hài lòng sếp bằng các cách hỏi, thăm dò, giúp đỡ, chia sẻ các thông tin một cách khéo léo….hoặc thậm chí tâm sự mỏng với sếp.
- Bước 5: Đã đến lúc bạn bùng nổ! Đến đây, bạn hãy chứng tỏ mình có khả năng học hỏi cực nhanh. Mới có vài tuần, vài tháng mà bạn đã nắm gần như trọn bộ kiến thức (SEO chẳng hạn). Lúc này thì chẳng ai ghét bạn nữa, bạn đã có thể có hàng tá sức mạnh.

- Bước 6: Hãy cố gắng phát triển tốt nhất có thể. Tiếp theo, Huy sẽ đề xuất sếp giao toàn bộ đội ngũ ở bộ phận cho Huy quản lý. Sếp chỉ cần quản lý Huy! tuyệt! Huy đã có gần như cả công ty!
- Bước 7: Hợp tác cùng sếp tạo cộng đồng mạnh: Chả mấy khi bạn kiếm được nhân tài. Sếp chính là người tài (vì chả có ông nào dở mà lên được công ty!).
Đấy! trên đây là các kinh nghiệm quý báu mà Huy đã được học, trải nghiệm và thực hiện. Bạn có thể xem rồi học hỏi! nhớ tâm sự với Huy nếu cần nhé!